Tàu trinh sát Trung Quốc bị chìm ở gần Hoàng Sa?


Ngày 7-7, rất nhiều báo mạng, trang tin điện tử Hoa ngữ đều đăng lại thông tin trên báo The Apple Daily xuất bản ở Hongkong số ra cùng ngày về việc một tàu trinh sát đo đạc biển của hải quân Trung Quốc bị chìm ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tàu 871 khi đang hoạt động trên biển.
Tàu 871 khi đang hoạt động trên biển.

Theo báo này, gần đây trên mạng của Trung Quốc lan truyền tin chiếc tàu trinh sát đo đạc biển mang số hiệu 871 của Hạm đội Nam Hải “gần đây đã bị chìm tại vùng biển Tây Sa (Hoàng Sa).

Hạm đội Nam Hải đang tổ chức trục vớt, tạm thời chưa có tin về người thương vong. Vụ việc này chưa được chính thức xác nhận. Quân đội Trung Quốc và chính quyền đều chưa lên tiếng trả lời về những tin đồn trên.

Tin này được đưa trên các trang diễn đàn mạng lớn Kaiti, Baitu, QQ, đến tối 6-7 vẫn chưa bị gỡ bỏ. Tin cũng cho biết, chiếc tàu này vừa mới đại tu ở Quảng Châu tháng 4 vừa qua, sau đó được đưa xuống Biển Đông từ trung tuần tháng 4.

Tin không cho biết tàu 871 bị chìm vì nguyên nhân gì, cũng không nêu rõ toạ độ xảy ra vụ việc. Tàu 871 những năm trước đây đã nhiều lần xuất hiện ở vùng biển đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật, năm ngoái được đưa về Quảng Châu đại tu.

Đây là tàu trinh sát đo đạc biển, lượng giãn nước 5.000 tấn, được đặt tên là “Lý Tứ Quang”, là tàu đo đạc tổng hợp biển tầm trung và xa do Trung Quốc tự thiết kế chế tạo, đã tiến hành đo đạc hàng triệu km vuông mặt biển.

Nó tiến hành đo đạc về độ sâu, địa hình đáy biển, mực triều, khí tượng, thuỷ văn…được coi là “Tiên phong mở đường cho tàu ngầm hải quân”.

Trong 13 năm kể từ khi đưa vào sử dụng, tàu 871 đã thực hiện hành trình 370.000 hải lý, đi khắp Thái Bình Dương và 3 vùng biển lớn của Trung Quốc.

Cho đến chiều ngày 7-7, vẫn chưa có thông tin xác nhận hay bác bỏ vụ việc này từ các cơ quan chính thống của Trung Quốc.

TPHCM: Lo lắng trước đề xuất tăng học phí


Trong khi các hộ giàu, hộ thu nhập khá không mấy quan tâm, thì hầu hết hộ nghèo, thu nhập thấp lo lắng trước thông tin UBND TPHCM vừa có tờ trình đề xuất tăng học phí các cấp từ 3 -5 lần và chính thức áp dụng trong năm học tới.

Chị Lê Thị Kim Dung làm việc tại một tờ báo Trung ương đóng trên địa bàn TPHCM buồn rầu: “Học phí chưa tăng, lo tiền học cho hai đứa con đã muốn ngộp thở. Buổi tối, tôi phải nhận hàng về may gia công mới đủ sống”.

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng (Khu phố 2, phường Phước Long A, quận 9) nói: “Hai vợ chồng thuê nhà hết 2 triệu đồng/tháng. Hai đứa con đang học trường THCS Phước Long. Mỗi tháng, tiền học cả hai ngốn hơn 1,5 triệu đồng. Tôi chạy xe ôm. Bà xã làm công nhân. Có tăng ca, thu nhập nhiều lắm cũng chỉ 5-6 triệu đồng/tháng, phải tằn tiện lắm mới đủ sống. Nếu học phí tăng, chúng tôi chưa biết sẽ xoay sở ra sao”.

Theo tờ trình Về việc thu học phí đối với các cơ sở giáo dục trình kỳ họp thứ 5 HĐND TPHCM, UBND TPHCM, trừ bậc tiểu học không thu học phí, các bậc nhà trẻ, mẫu giáo và Trung học phổ thông (THPT) tăng 3 lần, bậc Trung học cơ sở (THCS) tăng đến 5 lần.

Đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, TPHCM cho phép hiệu trưởng các trường căn cứ mức trần học phí từng năm học và hệ số điều chỉnh tại Nghị định 49 để xác định mức thu cụ thể.

Đối với trường công lập chất lượng cao và các môn tự chọn, các khoản thu sẽ do Sở GD&ĐT xây dựng căn cứ theo loại hình (bán trú, ngoại khóa...).

Mức thu học phí các năm học sau sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm và không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình.

Học sinh TPHCM nuôi heo đất ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
Học sinh TPHCM nuôi heo đất ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn

Cần có lộ trình phù hợp


Theo UBND TPHCM, khung học phí ban hành từ năm 1998 đến nay không còn phù hợp. Từ năm 1998, Nhà nước đã 7 lần tăng lương tối thiểu chung (từ 290.000 đồng lên 1.050.000 đồng), chi phí lương giáo viên, cán bộ quản lý tăng dẫn đến kinh phí phục vụ giảng dạy, học tập và quản lý để đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục bị hạn chế.

Vì mức thu quá thấp nên nhiều trường đã thu thêm nhiều khoản khác khiến cho tình hình tài chính thiếu minh bạch. Học phí hiện nay quá thấp so với giá trị thật nên các trường không phát huy được cơ chế tự chủ tài chính.

Theo đại biểu HĐND TPHCM Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành (quận 1), tăng học phí là chủ trương đúng nếu nâng cao được chất lượng giáo dục.

Quan trọng là mức tăng, lộ trình thực hiện cũng như các chính sách an sinh xã hội đi kèm, như hỗ trợ nhà ở cho giáo viên, miễn giảm học phí đối với diện chính sách, hộ nghèo… để đại biểu và cử tri thành phố đồng tình.

Và khi đã tăng học phí phải tiến tới xóa bỏ các khoản thu bất hợp lý, bởi thực tế, những khoản thu này (chứ không phải học phí) là gánh nặng đối với người nghèo.

Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 2-7, nguyên đại biểu HĐND TPHCM Đặng Văn Khoa, ủy viên Ủy ban MTTQ TPHCM, nói: Tại kỳ họp thứ 11, HĐND TPHCM (khóa VII) đã bác đề án tăng học phí. Hiện nay, do khung học phí lạc hậu, nhiều tỉnh, thành khác đã điều chỉnh học phí, việc TPHCM đề xuất tăng học phí là đúng. Nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, việc tăng học phí cần có lộ trình và không nên áp dụng cho năm học tới.

“Tôi không đồng tình với một số quan chức, cho rằng học phí mới tăng không đáng kể, chỉ cao hơn vài chai bia. Đúng là với người thu nhập khá, cho con học trường quốc tế, đóng thêm vài trăm nghìn đồng là không đáng kể. Song, đại đa số người dân hiện nay có mức thu nhập trung bình và thấp, khi giá cả hàng hóa tăng cao, giá điện vừa điều chỉnh tăng thì vài chục nghìn đồng là cả một mối lo lớn”, ông Khoa nói.

Vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. UBND TPHCM vận động các chủ nhà trọ không tăng giá để người lao động nghèo thêm vài trăm nghìn đồng cải thiện bữa ăn.

“Tăng học phí, tiền thu về cho ngân sách không lớn. Do đó, TPHCM nên rà soát, cắt giảm các khoản đầu tư công lãng phí, kém hiệu quả và bố trí cho ngành giáo dục thì sẽ được cử tri đồng tình hơn”, ông Khoa nói.

Mức thu đề xuất áp dụng trong năm học 2012 -2013

Học phí hằng tháng đối với bậc nhà trẻ: các quận là 150.000 đồng, các huyện là 90.000 đồng. Bậc mẫu giáo: 120.000 đồng và 60.000 đồng. Bậc THCS: 75.000 đồng và 60.000 đồng. Bậc bổ túc THCS: 112.000 đồng và 90.000 đồng. Bậc THPT: 90.000 đồng và 75.000 đồng. Bậc bổ túc THPT: 135.000 đồng và 112.000 đồng.
Mức học phí hiện tại: mầm non là 20.000-250.000 đồng/tháng; tiểu học: 70.000-80.000 đồng/tháng; THCS: 10.000 - 90.000 đồng/tháng; THPT: 25.000 - 110.000 đồng/tháng; Giáo dục thường xuyên: 35.000 - 65.000 đồng/tháng/HS.

Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố tiếp xúc cử tri Quận 1


Chiều ngày 11 tháng 6 năm 2012, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 1 đã tổ chức hội nghị tiếp xúc giữa cử tri quận 1 với Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố đơn vị 1 khóa VIII, gồm: đại biểu Đào Thị Hương Lan, Thành ủy viên, Giám đốc sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh; đại biểu Lê Trương Hải Hiếu, quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1; đại biểu Tề Trí Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Bến Thành.

Tham dự buổi tiếp xúc cử tri có Ông Phạm Huy Thông, Phó Bí thư Thường trực quận ủy 1; Ông Lưu Trung Hòa, quận ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 1; cùng hơn 125 cử tri trên địa bàn quận. Chủ trì hội nghị là Ông Vân Trọng Dũng, Ủy viên Thường vụ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận 1.

Sau khi nghe đại biểu Lê Trương Hải Hiếu đại diện cho Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đơn vị 1 báo cáo chương trình dự kiến tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố sắp tới, 10 cử tri đại diện cho cử tri quận 1 tham gia phát biểu ý kiến đóng góp, các ý kiến tập trung vào các vấn đề đang được rất nhiều dân quan tâm như: việc chuyển đổi thẻ bảo hiểm y tế từ tuyến tỉnh về y tế cơ sở theo kế hoạch của bảo hiểm xã hội Việt Nam đã gây nhiều khó khăn cho người dân vì đa số các cơ sở y tế ở địa phương vẫn chưa được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, chủng loại thuốc không đáp ứng đủ cho việc chữa trị bệnh; vấn đề lương cho cán bộ phường xã vẫn còn thấp so với nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hiện nay, đặc biệt là cán bộ bán chuyên trách; vấn đề cấp phép hoạt động của các nhà hàng trong khu dân cư của các cơ quan chức năng nhưng thiếu đánh giá tác động xã hội (hoạt động quá 12 giờ đêm, tình trạng kẹt xe tại các hẻm,…)
Trước khi kết thúc hội nghị, đại biểu Đào Thị Hương Lan đại diện Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố phát biểu cám ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp của cử tri, các ý kiến nào liên quan đến chủ trương, chính sách của thành phố sẽ đưa ra bàn tại kỳ họp sắp tới của Hội đồng nhân dân thành phố, còn các kiến nghị liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cử tri sẽ chuyển cho các ban ngành chức năng xem xét trả lời theo thẩm quyền.

Cử tri phát biểu trong buổi tiếp xúc
Cử tri phát biểu trong buổi tiếp xúc
Đại biểu Đào Thị Hương Lan đại diện Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố
Đại biểu Đào Thị Hương Lan đại diện Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố
Quang cảnh hội nghị tiếp xúc
Quang cảnh hội nghị tiếp xúc

Đồng chí Lê Trương Hải Hiếu tiếp xúc Ứng cử viên đại biểu HĐND Thành phố khóa VIII

Sáng ngày 10/5/2011, tại Hội trường Nhạc viện Thành phố – 112 Nguyễn Du, 05 Ứng cử viên đại biểu HĐND Thành phố khóa VIII: Tề Trí Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty thương mại Bến Thành; Lê Trương Hải Hiếu – Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành; Nguyễn Nguyệt Huệ – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Thành phố; Đào Thị Hương Lan – Thành ủy viên, Ủy viên UBNDTP, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố; Nguyễn Đinh Minh Phương – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 1 đã có buổi tiếp xúc với gần 200 cử tri của 2 phường Bến Thành, Phạm Ngũ Lão thuộc Quận 1 để trình bày Chương trình hành động và tiếp thu ý kiến cử tri.

Cử tri tiếp xúc Ứng cử viên đại biểu HĐND Thành phố khóa VIII
Cử tri tiếp xúc Ứng cử viên đại biểu HĐND Thành phố khóa VIII
Nhiều cử tri tham dự buổi tiếp xúc đã đặt vấn đề: Các Ứng cử viên nếu trúng cử cần quan tâm nghiên cứu, đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề “nóng” hiện nay của Thành phố như: y tế, giáo dục, môi trường, quản lý đô thị, chống kẹt xe, ngập nước, cải cách thủ tục hành chính, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế, học phí, giữ gìn an ninh trật tự, bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án quy hoạch treo… Mong muốn các Ứng cử viên tăng cường giám sát chống tham nhũng, thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội cho người lao động nghèo, hạn chế lạm phát, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân…

Đại diện 5 Ứng cử viên trả lời các góp ý của cử tri, bà Đào Thị Hương Lan – Thành ủy viên, Ủy viên UBNDTP, Giám đốc Sở Tài chính Thành phố khẳng định: Mong muốn của cử tri cũng là mong muốn của các Ứng cử viên: “Hứa là phải làm”. Nếu được sự tín nhiệm của cử tri và trúng cử vào HĐND Thành phố khóa VIII, các đại biểu sẽ đề ra cách thức hiệu quả hơn trong việc giám sát, đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết thấu tình đạt lý các ý kiến phản ánh với phương châm “gần dân – hiểu dân – trọng dân – giúp ích cho dân”; phải gần dân, sâu sát với dân hơn nữa để thấu hiểu những bức xúc, khó khăn của dân, qua đó kiến nghị có những chính sách mang lại lợi ích cho dân, thúc đẩy kinh tế phát triển”.

Đồng chí Lê Trương Hải Hiếu tham dự Lễ kết nạp Đảng cho đồng chí Trần Hoài Thanh

Ngày 25/4/2012, Chi bộ Ban chỉ huy Quân sự phường Bến Thành tổ chức Lễ kết nạp Đảng cho đồng chí Trần Hoài Thanh – Chỉ huy phó BCHQS phường với sự tham dự của đồng chí Lê Trương Hải Hiếu – Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Văn Đông – Chỉ huy trưởng BCHQS phường, cùng các đảng viên trong Chi bộ.

Đồng chí Lê Trương Hải Hiếu trao quyết định cho đồng chí Trần Hoài Thanh
Đồng chí Lê Trương Hải Hiếu trao quyết định cho đồng chí Trần Hoài Thanh
Thay mặt Đảng ủy phường, đồng chí Lê Thanh Hải – Phó Bí thư Thường trực chúc mừng đồng chí Trần Hoài Thanh đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng sau một thời gian phấn đấu, rèn luyện và sự giáo dục, giúp đỡ quý báu của đảng viên trong chi bộ. Là một đảng viên mới, đồng chí phải luôn luôn ghi nhớ và thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người đảng viên; hoàn thành xuất sắc công tác của cơ quan giao phó; nỗ lực học tập, rèn luyện để nâng cao hiểu biết về Đảng, năng lực lãnh đạo, khả năng vận động quần chúng trong đơn vị, hoàn thành khóa học Đảng viên mới theo quy định khi đúng thời gian chuyển Đảng chính thức và thực hiện tốt vai trò của người đảng viên trong giai đoạn mới.

Đính chính vụ Văn Giang - Ecopark và bà Nguyễn Thanh Phượng

Ban biên tập nhận nguồn tin từ Cộng tác viên cho biết: Ngày 2/5/2012, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) là ông Đào Ngọc Thanh, đã ban hành công văn số 83/CV-VH gửi các cơ quan thông tấn báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương trong cả nước với mong muốn các cơ quan truyền thông giúp ông Đào Ngọc Thanh làm sáng tỏ thông tin về việc bà Nguyễn Thanh Phượng với nội dung:



Hình ảnh công văn của công ty “Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” gửi cơ quan báo chí
Nội dung trong bản công văn được ông Đào Ngọc Thanh khẳng định rõ: “Sau khi cưỡng chế đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên. Ngày 24/4/2012, trên mạng Internet xuất hiện một số thông tin cho rằng “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” (nhà đầu tư thực hiện dự án Ecopark, đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên) và Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng là một.

Trước thông tin này, Tổng giám đốc khẳng định “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng” hoàn toàn không liên quan gì tới Công ty CP phát triển Bất động sản Việt Hưng”, mọi thông tin về pháp lý của công ty, hoàn toàn có thể kiểm chứng tại cổng thông tin Doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên. Đường dẫn: http://hungyenbusiness.gov.vn. Và kể từ năm 2003 thành lập công ty đến nay, “Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng”(Vihajico), chưa từng thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng bất kỳ lần nào. Tổng giám đốc công ty hiện nay là ông Đào Ngọc Thanh, cùng Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Lương Xuân Hà, chứ không phải theo một số tin đồn thất thiệt là Bà Nguyễn Thanh Phượng mà cộng đồng mạng đã đồn đoán.

Chúng tôi khẳng định bà Nguyễn Thanh Phượng hoàn toàn không liên quan gì tới dự án Ecopark, cũng như không có bất cứ vai trò pháp lý nào trong Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng.

Nội dung chi tiết bản công văn của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng:



Nguồn: http://thutuongnguyentandung.net/tin-nong-cong-ty-cp-dt-pt-do-thi-viet-hung-dinh-chinh-ve-vu-viec-ecopark.html

Đồng chí Lê Trương Hải Hiếu tham dự Lễ kết nạp Đảng cho đồng chí Trần Hoài Thanh


Ngày 25/4/2012, Chi bộ Ban chỉ huy Quân sự phường Bến Thành tổ chức Lễ kết nạp Đảng cho đồng chí Trần Hoài Thanh – Chỉ huy phó BCHQS phường với sự tham dự của đồng chí Lê Trương Hải Hiếu – Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Văn Đông – Chỉ huy trưởng BCHQS phường, cùng các đảng viên trong Chi bộ.

Đồng chí Lê Trương Hải Hiếu trao quyết định cho đồng chí Trần Hoài Thanh
Đồng chí Lê Trương Hải Hiếu trao quyết định cho đồng chí Trần Hoài Thanh

Thay mặt Đảng ủy phường, đồng chí Lê Thanh Hải – Phó Bí thư Thường trực chúc mừng đồng chí Trần Hoài Thanh đã được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng sau một thời gian phấn đấu, rèn luyện và sự giáo dục, giúp đỡ quý báu của đảng viên trong chi bộ. Là một đảng viên mới, đồng chí phải luôn luôn ghi nhớ và thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người đảng viên; hoàn thành xuất sắc công tác của cơ quan giao phó; nỗ lực học tập, rèn luyện để nâng cao hiểu biết về Đảng, năng lực lãnh đạo, khả năng vận động quần chúng trong đơn vị, hoàn thành khóa học Đảng viên mới theo quy định khi đúng thời gian chuyển Đảng chính thức và thực hiện tốt vai trò của người đảng viên trong giai đoạn mới.

TPHCM tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính

Năm 2012, TP.HCM đã xây dựng nhiều nội dung, đề án nhằm tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính ở tất cả các lĩnh vực thông qua việc hiện đại hóa quản lý và nâng cao nguồn nhân lực, gắn với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị hiện đại.

Bí thư Đảng ủy Bến Thành Lê Trương Hải Hiếu và Cải cách hành chính
Bí thư Đảng ủy Bến Thành Lê Trương Hải Hiếu và Cải cách hành chính

Từ những cách làm mới


Thời gian gần đây lượng người dân đến UBND phường Bến Thành, quận 1 chứng thực giấy tờ và làm các thủ tục hành chính tăng vọt. Anh Trần Quốc Liêm (ở phường 13, quận 10) cho biết: "Anh tôi cần sao y giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu, nhưng lại đang đi công tác ở Hà Nội, nên nhờ tôi đi lấy hộ. Anh dặn tôi đúng 9 giờ sáng ra UBND phường Bến Thành lấy. Khi tôi thắc mắc, anh ấy giải thích là bây giờ chỉ cần đăng ký số lượng giấy tờ cần sao và hẹn thời gian nhận qua... email vì toàn bộ giấy tờ cần sao y đã được lưu tại phường".

Ông Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, đồng thời là tác giả phần mềm quản lý dân cư bằng vân tay, cho biết: "Tại phường Bến Thành, các loại giấy tờ như CMND, hộ khẩu, văn bằng của người dân chỉ cần đến đăng ký lưu trữ một lần. Cán bộ UBND phường sẽ hướng dẫn và scan bản chính một lần duy nhất để lưu vào máy tính cùng vân tay và ảnh để nhận dạng. Sau này, khi người dân cần sao y các loại giấy tờ trên, chỉ cần đi tay không và đến phường dùng vân tay nhận dạng vào máy, sau đó đánh vào máy tính số lượng văn bản cần sao y, máy tính sẽ báo số tiền cần nộp và đóng lệ phí. Người dân nhận biên lai thông báo giờ đến nhận bảo sao là xong. Nếu không muốn đến phường, người dân có thể đăng ký qua email và nhận giấy hẹn. UBND phường tiến hành lưu nhiều giấy tờ, giấy chứng nhận của các đối tượng gia đình chính sách, người có công nên tiết kiệm thời gian, công sức của cả người dân và cán bộ".

Việc quản lý dân cư bằng vân tay còn được triển khai trong việc quản lý trẻ em cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, thực hiện nghĩa vụ quân sự... Chính nhờ phần mềm quản lý, tra cứu bằng vân tay nên 18.000 dân cư phường Bến Thành thực hiện các thủ tục hành chính thuận tiện và đơn giản.

Trong khi đó, được xem là lĩnh vực “nhạy cảm” và rối rắm về thủ tục hành chính, Cục Hải quan TP.HCM cũng đã thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại 12/12 chi cục hải quan trực thuộc, qua đó số lượng tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử đạt trên 90%. Bên cạnh đó, ngoài việc triển khai các phần mềm quản lý vào quy trình kiểm soát xuất nhập khẩu, Hải quan thành phố cũng đã triển khai lắp đặt, đưa vào hoạt động có hiệu quả một máy soi container tại cảng Cát Lái. Trong năm 2012, cục tiếp tục đầu tư trang bị thêm 3 máy soi container tại cảng Cát Lái, các cảng nội địa (ICD) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và phục vụ tốt cho công tác đấu tranh chống buôn lậu. Ngoài ra, Cục Hải quan thành phố còn thực hiện thí điểm việc tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển xuất nhập cảnh (E-Manifest) cho ba hãng tàu: MAERSK LINE, OOCL, MOL. Đến cuối năm 2012 sẽ thực hiện cho tất cả các hãng tàu.

Không chỉ vậy, hiện hầu hết các sở, ngành của thành phố đã tích cực triển khai công tác Cải cách hành chính trên các lĩnh vực bằng cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”. 

Đẩy mạnh các chương trình


TP.HCM đã có nhiều bước tiến trong quá trình Cải cách hành chính, nhưng theo ông Nguyễn Thanh Chín, Ủy viên Thường trực HĐND thành phố, qua đợt khảo sát tại một số quận, huyện cho thấy còn khá nhiều vướng mắc trong thực hiện các thủ tục hành chính, đặc biệt là đối với lĩnh vực nhà đất, gây không ít phiền hà, bức xúc cho người dân. Còn theo ông Đỗ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thành phố, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân là do năng lực cán bộ, công chức còn hạn chế; ý thức phục vụ dân chưa tốt của một bộ phận cán bộ; đặc biệt là công tác quản lý cán bộ, công chức ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu sót, chưa được quan tâm đúng mức…

Chính vì thế, năm 2012 TP.HCM đã đẩy mạnh thực hiện Cải cách hành chính trên năm lĩnh vực: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa liên thông; tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính thành phố. Mới đây, UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế và cán bộ, công chức kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố” giai đoạn 2012 - 2015, phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo cơ bản cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP, quận, huyện, phường, xã được bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra văn bản.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí cho rằng: “Cái gốc của vấn đề chính là con người. Đáng quan tâm nhất là kiểm soát và hạn chế tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức các cấp từ sở, ngành, quận, huyện đến phường, xã. Chính quyền thành phố sẽ quyết liệt khắc phục, cụ thể là chấn chỉnh thái độ và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ, công chức”. Theo ông Lê Minh Trí, chỉ số hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả nhất để đánh giá hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. Sắp tới, đối tượng công chức được người dân “chấm điểm” sẽ mở rộng và những “điểm sáng” trong Cải cách hành chính sẽ được nhân rộng ở các địa phương.

Phường Bến Thành quận 1 TPHCM: Bắt cướp được thưởng 10 triệu đồng


Đến trụ sở Đảng ủy và UBND phường Bến Thành quận 1 TPHCM, ai nấy đều rất thoải mái khi đến liên hệ công việc. Từ cửa vào, anh bảo vệ giữ xe nhã nhặn nói là cứ để xe đó cho anh, rồi anh xếp các xe thật ngay ngắn, gọn gàng. Bước vào bên trong, những bàn ghế cũ kỹ trước đây đã được thay thế bằng những bàn ghế đẹp đẽ, sắp xếp một cách khoa học. Đến đây, chúng tôi còn một ngạc nhiên nữa, đó là chính sách “bắt cướp có thưởng”.

Tổ chức, cá nhân có thành tích phòng chống tội phạm được tuyên dương tại phường Bến Thành.
Phường Bến Thành là một trong 4 phường trọng điểm của quận 1, là địa bàn có nhiều trộm cướp, tội phạm ma túy hoạt động.

Vào tháng 2-2010, đang là Bí thư Quận Đoàn Quận 1, thạc sĩ Lê Trương Hải Hiếu, 29 tuổi, được phân công về làm Bí thư Đảng ủy Phường Bến Thành. Bắt tay vào công việc mới, anh Hiếu luôn trăn trở làm sao kéo giảm tình hình tội phạm, trộm cắp tài sản gây mất an ninh trật tự trên địa bàn phường mình.

Anh Hiếu đã nhiều lần họp bàn cùng các đồng chí lãnh đạo phường tìm phương cách khơi mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, phát huy sức mạnh của chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh, trấn áp và phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.

Thế là đầu năm 2011, quỹ khen thưởng phòng, chống tội phạm của phường Bến Thành được thành lập. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhiệt tình hưởng ứng đóng góp quỹ được hơn một tỷ đồng. Số tiền này được gửi vào ngân hàng và do một doanh nghiệp được bầu ra để quản lý. Số tiền lãi hàng tháng dùng để trích thưởng các điển hình tiên tiến, thực hiện chính sách hỗ trợ cho tập thể, cá nhân bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm trên địa bàn phường.

Cụ thể, mức thưởng 10 triệu đồng cho những cá nhân bắt giữ các đối tượng cướp của, giết người, cướp có sử dụng vũ khí, hung khí, đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy và các chất gây nghiện khác có tổ chức với quy mô lớn; cá nhân, tổ chức cung cấp các thông tin có giá trị phục vụ việc bắt giữ các đối tượng liên quan đến an ninh chính trị; thưởng 5 triệu đồng cho những cá nhân bắt được đối tượng cướp giật tài sản công dân, du khách; cung cấp thông tin chính xác phát hiện đường dây, phương thức tổ chức hoạt động mại dâm, ma túy lớn. Ngoài ra, cá nhân cung cấp tin hoặc bắt được đối tượng truy nã được thưởng từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Thu giữ tang vật của tội phạm tại phường Bến Thành

Ông Trần Ngọc Quang – ngụ tại 285 Lý Tự Trọng phường Bến Thành cho biết, thời gian gần đây, các phong trào tại phường Bến Thành đều đi lên thấy rõ, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Chính sách khen thưởng kịp thời, mở rộng đối tượng, tăng mức thưởng đã phát huy tác dụng, người dân địa phương hưởng ứng nhiệt tình, khi có vụ trộm, cắp, cướp giật xảy ra họ hào hứng truy đuổi, vây bắt tội phạm.

Chiều ngày 30-1-2012, tức mùng 8 Tết Nhâm Thìn, Trung tá Đinh Kim Lợi - Phó Trưởng Công an phường Bến Thành không giấu niềm vui khoe với phóng viên SGGP, tình hình trộm cắp tài sản trong năm 2011 đã được kéo giảm 24% so với năm 2010, bắt nóng được 56 tên tội phạm, thực hiện khen thưởng 29 vụ với số tiền 106 triệu đồng. Riêng Tết năm nay, trên địa bàn phường chỉ xảy ra một vụ giựt tài sản cá nhân. Đặc biệt từ đầu năm đến nay trên địa bàn phường Bến Thành không có xảy ra trọng án, cháy nổ,… Hai năm liền, phường Bến Thành đã được Bộ Công an tặng bằng khen về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.

Lục Vân Tiên thời nay: “Hiệp sĩ” cải cách thủ tục hành chính

Phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM có thể nói là một trong những đơn vị hành chính cấp phường đi đầu trong cả nước về cải cách thủ tục hành chính. Tập thể cán bộ phường, đặc biệt là Bí thư Đảng ủy Lê Trương Hải Hiếu vẫn còn nung nấu nhiều ý tưởng cải cách rất thiết thực.

Bí thư Đảng ủy P.Bến Thành Lê Trương Hải Hiếu giới thiệu mô hình số hóa hồ sơ hành chính 
Số hóa hồ sơ hành chính bây giờ không phải là một câu chuyện thoạt nghe đâu đó bên trời Tây mà nó đã được ứng dụng thành công tại UBND P.Bến Thành. Đưa ra ý tưởng và trực tiếp phác thảo đề án chính là Bí thư Hiếu. Đây được xem như bước đột phá trong việc xây dựng nền hành chính công với nhiều tiện ích nhất nhằm phục vụ người dân. Người dân đến phường làm giấy tờ đều được cán bộ hướng dẫn làm thủ tục lấy dấu vân tay, chụp ảnh cá nhân miễn phí, hỗ trợ đăng ký vào phần mềm quản lý.

Tất cả các giấy tờ như: hộ khẩu, CMND, khai sinh, bằng cấp... sẽ được scan (không thu phí) vào máy, tạo thành một file dữ liệu trên mạng. Sau này, khi làm bất kỳ thủ tục gì, người dân chỉ cần đến “tay không”, đặt dấu vân tay lên máy nhận dạng, đưa ra yêu cầu cụ thể (bằng cách nhập vào máy tính kết nối mạng) thì cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ sẽ xử lý đúng theo yêu cầu. Phần mềm đặc biệt này cũng số hóa các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ và tài liệu theo từng lĩnh vực: tư pháp - hộ tịch, nhà đất, địa chính - xây dựng, giáo dục, xóa đói giảm nghèo… giúp cho công tác quản lý nhà nước được thuận lợi và chặt chẽ hơn.

Là một cán bộ trẻ, những ý tưởng của Bí thư Hiếu đều thể hiện sự năng động, tâm huyết và đặc biệt là luôn đặt lợi ích người dân lên hàng đầu. Phòng giải quyết hồ sơ hành chính cho dân được thiết kế sang trọng mà hiếm khi chúng ta thấy được ở các phường khác: tủ sách, máy lạnh, ti vi màn hình rộng, bật nhạc hòa tấu nghe rất êm... “Dù thủ tục có được giải quyết nhanh mức nào thì người dân cũng phải có một khoảng thời gian chờ đợi. Trong khoảng thời gian này, bà con có thể xem ti vi, nghe nhạc hoặc đọc sách… thoải mái như khi đang ở nhà mình”, Bí thư Hiếu chia sẻ.
 
Hãy đặt mình vào vị trí của nhân dân để giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng như giải quyết cho chính mình hoặc người thân của mình

Nhìn vào bảng treo ngay trước hàng ghế làm việc của cán bộ phường có khắc đậm dòng chữ: “Hãy đặt mình vào vị trí của nhân dân để giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng như giải quyết cho chính mình hoặc người thân của mình”, tôi biết lý do vì sao những cán bộ trẻ của phường tạo ra cơ sở vật chất tiện nghi và thể hiện được cung cách ứng xử đặc biệt với người dân như thế.

Nhiều năm qua, những thanh niên của phường nhập ngũ được tặng một cuốn sổ tay chiến sĩ. Cuốn sổ không chỉ thể hiện cơ bản rất nhiều nội dung thông tin cần biết (quá trình phát triển Quân đội nhân dân VN, những trận chiến quan trọng, tướng lĩnh tiêu biểu, hệ thống lãnh đạo, quân binh chủng, cách sử dụng binh khí, lời thề danh dự của quân nhân…) mà còn có phần cho mỗi chiến sĩ viết nhật ký thao trường để làm kỷ niệm. Điều thú vị là ý tưởng này cũng do Hiếu nghĩ ra, làm tặng các bạn trẻ trước khi bước vào đời lính.

Bí thư Hiếu cũng đang tích cực vận động, mời các y bác sĩ trẻ tình nguyện thường xuyên đến cơ sở y tế phường tư vấn sức khỏe, khám bệnh miễn phí cho dân; tiếp tục thực hiện những ý tưởng khác như xây dựng hệ thống thu gom rác hiện đại, viết cẩm nang thông tin dành cho người nước ngoài…

Chương trình Lục Vân Tiên Thời Nay do Báo Thanh Niên và Tập đoàn C.T Group cùng tổ chức, nhằm kịp thời phát hiện, biểu dương, động viên tinh thần đồng thời trợ giúp những cá nhân, tập thể người tốt việc tốt qua công việc hằng ngày.

Bạn đọc có thể tham gia viết bài, cung cấp thông tin, đề cử, giới thiệu những gương người tốt việc tốt xung quanh mình (lưu ý: Những cá nhân, tập thể đã được giới thiệu trên các báo, tạp chí, hoặc các phương tiện truyền thông khác không được đề cử cho chuyên mục này).
Bài viết và thông tin xin gửi về một trong hai địa chỉ sau:
Tòa soạn Báo Thanh Niên - 248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM
Email: lucvantien@thanhnnien.com.vn hoặc lucvantien@ctgroupvietnam.com

Đình Phú - Thanh nien Online

'Công bộc' học tiếp dân


Từ ngày 5-3 đến giữa tháng 4, 400 cán bộ công chức, viên chức (CBCC-VC) ở quận 1, TPHCM lần lượt đi học các kỹ năng giao tiếp, học cười với cả đối tượng vi phạm.

Tiếp dân tại quận 1, TPHCM Ảnh: Đại Dương.
Ông Lê Văn Phú, trưởng phòng Nội vụ quận 1, cho biết đối tượng tham gia học dịp này là CBCC-VC hoạt động trong lĩnh vực thanh tra xây dựng (quận và phường) và bồi thường giải phóng mặt bằng. Có 10 lớp học, mỗi lớp 40 người và thời gian học 6 buổi/lớp.

Ngoài việc hướng dẫn văn bản, quy định liên quan và thực hiện các biên bản, văn bản cần thiết, nội dung chính của lớp học là tập huấn cho CBCC-VC các kỹ năng giao tiếp, ứng xử nội bộ, với người dân và doanh nghiệp.

“Mục tiêu của Quận là xây dựng một môi trường làm việc thân thiện giữa CBCC-VC đối với nhân dân, doanh nghiệp, người bị thu hồi đất và cả đối với người vi phạm”- ông Phú nói.

Sau mấy ngày dự lớp tập huấn về, ông Phạm Nam Sách (Thanh tra xây dựng phường Bến Thành) chia sẻ: “Trước đây, khi cần lập biên bản, chúng tôi chỉ lấy mẫu in sẵn và điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết mà không cần biết một tờ biên bản lập ra cần phải có những yêu cầu cơ bản gì, và mục đích của nó như thế nào… Nay, chúng tôi đã biết cách soạn thảo một biên bản cũng như cách diễn đạt lý do xử phạt, mức độ xử phạt làm sao cho chuẩn xác”.

Theo ông Sách, điều này rất quan trọng vì nếu không có sự chuẩn xác sẽ rất khó thuyết phục đối tượng bị phạt.

Một giảng viên trực tiếp đứng lớp, thạc sỹ Trần Hồng Hạnh cho rằng, trình độ của lực lượng thanh tra xây dựng và giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, kỹ năng giao tiếp hiện mới đạt khoảng 60% yêu cầu công việc.

Đa số CBCC-VC trẻ thiếu kiến thức thực tế, nóng vội trong xử lý công việc. Trong khi đó, thu nhập rất thấp, nhân viên hợp đồng chỉ 1,2-1,6 triệu đồng/người/tháng nên khó khích lệ họ làm việc tốt.

Theo thạc sỹ Hạnh, hầu hết CBCC-VC không biết nở nụ cười trong khi giao tiếp với người dân và phần lớn giữ bộ mặt lạnh lùng, nhất là trong những trường hợp xử lý vi phạm.

Học viên Nguyễn Nam Sách cho biết: học xong mới vỡ ra là khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm không phải mình muốn nói nặng lời thì nói, muốn tỏ thái độ thế nào cùng được. “Dù họ có vi phạm thì mình vẫn phải có thái độ, lời lẽ đúng mực, không được nóng nảy, lớn tiếng…”.

Cao ốc bí chỗ để xe

Cao ốc được xây dựng trong khu vực trung tâm TPHCM ngày càng nhiều nhưng lại không bố trí đủ chỗ đậu xe khiến tình hình giao thông càng thêm rối ren.
Trong cuộc họp chuyên đề “Năm An toàn giao thông 2012” của HĐND TPHCM vào cuối tuần qua, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi khu vực trung tâm TP có bao nhiêu công trình, cao ốc đủ chỗ đậu xe và giải quyết các vấn đề phát sinh từ chuyện này ra sao?
Trả lời thay Sở Xây dựng, ông Trần Quang Phượng, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, đã cung cấp những số liệu giật mình!

75% công trình không đủ chỗ đậu xe


Theo ông Phượng, phạm vi kiểm tra các công trình nhà cao tầng, thương mại, dịch vụ, văn phòng của Sở Xây dựng được giới hạn bởi các tuyến đường nằm trong khu vực trung tâm TP: Nguyễn Thị Minh Khai - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Thị Nghĩa - Trần Hưng Đạo - Hàm Nghi - Bạch Đằng - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong đó tuyến đường Nguyễn Huệ là trọng tâm. Trong chu vi đường khoảng 7,35 km, có tổng cộng 79 công trình, cao ốc được kiểm tra.
Theo đó, chỉ có 14 công trình đủ chỗ để xe (chiếm 17,72%); 59 công trình không đủ diện tích để xe (chiếm 74,68%), số này tập trung chủ yếu tại phường Bến Thành (22 công trình) và phường Bến Nghé (37 công trình). Sáu công trình không có chỗ để xe (chiếm 7,6%), gồm: khách sạn Norfolk, khách sạn Kim Đô, khách sạn Majestic, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP, Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn, Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP.
Điều đáng nói, các công trình không đủ chỗ để xe đều là những nơi tập trung rất đông người, chẳng hạn như khách sạn Legend, cao ốc văn phòng 29 Tôn Đức Thắng, Petro Việt Nam Tower, Diamond Plaza, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Parkson 37-42 Lê Thánh Tôn, cao ốc Mê Linh, cao ốc văn phòng 35 Nguyễn Huệ, tòa nhà Sun Wah...

Khách sạn Majestic là một trong 6 công trình nằm trong khu vực trung tâm TPHCM không có chỗ để xe. Ảnh: Tấn Thạnh
Để giải quyết bài toán thiếu chỗ đậu xe tại các công trình không đủ chỗ để xe hoặc không có chỗ để xe, hầu hết xe của nhân viên làm việc và khách đến giao dịch đều được “ký gửi” qua các bãi xe lân cận, dùng vỉa hè để đậu xe hoặc tận dụng khoảng lùi trước công trình để đậu xe.
Một số cao ốc chỉ bố trí chỗ đậu ô tô. Báo cáo của Sở Xây dựng cũng nêu rõ vào thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư của một số khách sạn đã không khai thác tối đa chỗ đậu xe mà tận dụng làm phòng làm việc, căng-tin phục vụ nhân viên khách sạn, các phòng phụ trợ… sai với chức năng sử dụng (làm chỗ để xe) đã được cấp phép xây dựng, như: Saigon Tower, Saigon Sky Garden, Northern Hotel…
Lỗi tại Bộ Xây dựng?

Ngoài một số ít cao ốc tự ý làm sai thiết kế, theo Sở Xây dựng, hiện trạng thiếu chỗ đậu xe tại các công trình, cao ốc trên phần lớn xuất phát từ quy chuẩn xây dựng. Hầu hết công trình được cấp phép vào thời điểm áp dụng quy chuẩn xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14-12-1996 của Bộ Xây dựng.
Thực tế cho thấy diện tích bãi đậu xe được xây dựng theo quy chuẩn này không đáp ứng được nhu cầu đậu xe tại các công trình. Theo Sở Xây dựng, hiện nay quy mô bãi đậu xe trong các công trình được áp dụng theo quy chuẩn xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN 4601:1988, TCXDVN 323:2004. Theo đó, ngoài việc tăng thêm diện tích để xe gắn máy, diện tích để ô tô cũng được tăng lên 2 lần so với quy chuẩn xây dựng cũ.
Trước thực trạng thiếu chỗ đậu xe tại khu vực trung tâm TP, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bãi đậu xe trong trung tâm TP, đặc biệt là bãi đậu xe ngầm. Đối với công trình tiếp quản trước năm 1975 không có chỗ để xe hoặc thiếu chỗ để xe, kiến nghị UBND TP giao cho UBND quận 1 yêu cầu chủ đầu tư thiết kế bổ sung chỗ đậu xe hoặc tìm các khu vực lân cận để đậu xe tuyệt đối không dùng vỉa hè làm bãi đậu xe. Còn những công trình sử dụng sai chức năng tầng hầm so với giấy phép xây dựng, UBND quận 1 yêu cầu chủ đầu tư tháo dỡ, khôi phục theo đúng giấy phép xây dựng.


Đường Nguyễn Huệ: Thiếu 55% diện tích chỗ đậu xe


Trong đợt kiểm tra của Sở Xây dựng, các công trình dọc theo tuyến đường Nguyễn Huệ (số 8, 10, 35, 63, 115, 125 - 133, 135, 141 - 155), tổng diện tích chỗ để xe cần thiết theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành khoảng 19.300 m2, thế nhưng tổng diện tích để xe thực tế chỉ có gần 9.000 m2. Với hiện trạng này, các công trình trên chỉ đáp ứng được 45% chỗ đậu xe so với quy chuẩn.
Ông Lê Toàn, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết trong năm nay chỉ có bãi đậu xe ngầm Công viên Lê Văn Tám và sân khấu Trống Đồng được khởi công. Bãi đậu xe ngầm sân khấu Trống Đồng nằm trong khu vực trung tâm TP, tuy nhiên khi gửi xe tại đây để đi vào khu vực đường Nguyễn Huệ, Lê Thánh Tôn, Hàm Nghi…, người dân vẫn phải đi bộ khá xa.

ÁNH NGUYỆT

Thu phí ô tô vào trung tâm TPHCM: Có khả thi?

MTTQ TPHCM sẽ lấy ý kiến phản biện xã hội và nghe các chuyên gia khoa học nêu ý kiến về vấn đề này.
Chiều 5-3, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín và các sở, ngành đã nghe Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong (ITD, chủ đầu tư) báo cáo dự án thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm TP nhằm hạn chế ùn tắc giao thông.

30.000 đồng – 70.000 đồng/lượt


Ông Lâm Thiếu Quân, Tổng Giám đốc ITD, cho biết vùng thu phí bao gồm hầu hết khu vực quận 1 và quận 3, được giới hạn bởi: kênh Thị Nghè - rạch Bùng Binh - đường Nguyễn Phúc Nguyên - 3 Tháng 2 - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh.
ITD sẽ đầu tư 35 cổng thu phí tạo thành một vành đai khép quanh khu vực này. Các cổng thu phí áp dụng công nghệ tự động không dừng với công suất 1.800 ô tô/làn/giờ.
Các chủ xe có thể mua thiết bị thanh toán phí (OBU) hoặc thuê OBU tại 35 điểm để đi vào khu vực thu phí, khi đó các cột tín hiệu được đặt dọc đường sẽ “quét” nhận dạng OBU và tự động trừ tiền trong tài khoản.
Mức phí có thể thay đổi theo từng loại xe, từng thời điểm hoặc chỉ thay đổi theo từng loại xe, dao động từ 30.000 đồng đến 70.000 đồng/lượt.

Đường Lê Lai, phường Bến Thành, quận 1 - TPHCM là bãi đậu của hàng trăm ô tô mỗi ngày. Ảnh: PHẠM DŨNG
Theo ông Lâm Thiếu Quân, dự án sẽ làm thay đổi hướng đi, thời gian đi, hướng người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng hoặc mua sắm qua mạng, qua đó, kéo giảm ùn tắc giao thông.
Đối tượng chính của dự án này là ô tô vì loại phương tiện này chiếm đến 95% diện tích đường nhưng chỉ đáp ứng 10% chuyến đi.
Theo tính toán của ITD, khi dự án đi vào hoạt động, taxi sẽ giảm khoảng 55% trong vùng thu phí, ô tô cá nhân giảm 70%, trong khi xe buýt sẽ tăng lên khoảng 15%.
Mỗi ngày thu phí được khoảng 3,2 tỉ đồng và tiết kiệm được khoảng 16 tỉ đồng - tính từ lượng thời gian bị ùn tắc giao thông nếu không có dự án này.
Phần tiền thu sẽ được chuyển vào ngân hàng, qua Kho bạc Nhà nước và về Sở GTVT, sau đó, sở này mới thanh toán lại cho ITD chứ đơn vị này không trực tiếp thu tiền.
Phần tiền còn lại sẽ được dùng để đầu tư cho vận tải hành khách công cộng. Tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 1.300 tỉ đồng.

Làm rõ hiệu quả kinh tế - xã hội


Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch UBND TPHCM, bày tỏ lo ngại xe hai bánh sẽ “dồn” quá nhiều vào trung tâm TP. Đại diện Sở Tài chính nêu ra 10 điểm chưa khả thi của dự án.
Theo đó, ùn tắc giao thông trong vùng lõi dự án không tác động nhiều đến kinh tế - xã hội của TP, trái lại ùn tắc ở các cửa ngõ và vành đai thu phí mới gây thiệt hại nhiều.
Hiệu quả cao nhất mà dự án hướng đến là giảm ùn tắc giao thông trong khu trung tâm, tức hạn chế ô tô vào khu vực này, thế nhưng theo tính toán của ITD, tổng mức phí thu được thực tế năm sau lại cao hơn năm trước.
Điều này chứng tỏ lượng xe đi vào trung tâm TP ngày càng nhiều, như vậy mục tiêu giảm ùn tắc giao thông liệu có đạt được?
Bên cạnh đó, một số đại biểu còn cho rằng phải có bãi đậu xe ở khu vực vành đai dự án để người dân gửi xe và đi phương tiện công cộng vào trung tâm TP, tránh trường hợp vừa mất tiền gửi xe vừa bị thu phí.
Đại diện MTTQ TPHCM còn đặt vấn đề nếu dự án không thu được tiền sau khi đưa vào sử dụng 1 - 2 năm thì tính sao?...
Trước những câu hỏi trên, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín yêu cầu Sở GTVT và ITD xem lại tính khả thi của dự án trong điều kiện hiện tại của TPHCM và phải đặt hiệu quả kinh tế - xã hội lên hàng đầu.
Trong thời gian tới, MTTQ TPHCM nhanh chóng lấy ý kiến phản biện xã hội và nghe các chuyên gia khoa học nêu ý kiến về dự án.
Hệ thống cổng thu phí

- Cầu: Điện Biên Phủ, Bùi Hữu Nghĩa, Bông, Hoàng Hoa Thám, Trần Khắc Chân, Kiệu, Công Lý, Lê Văn Sỹ, Ông Lãnh, Calmette, Calmette rẽ phải, Khánh Hội, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Cừ và Thị Nghè.
- Đường: Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Phúc Nguyên, Cách Mạng Tháng Tám, Cao Thắng, Lê Hồng Phong, 3 Tháng 2, Lý Thái Tổ, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Hồ Thị Kỷ, Trần Phú, An Dương Vương, Nguyễn Trãi, Phan Văn Trị, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Cảnh Chân, Trần Đình Xu, Hồ Hảo Hớn, Yersin và Ký Con.

Ánh Nguyệt

Nhiều đột phá trong cải cách hành chính

Năm 2011, nhiều địa phương tại TP Hồ Chí Minh đã có sáng kiến mới, nhằm cải tiến các thủ tục hành chính. Những cải tiến này hầu hết đều liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày của người dân, qua đó, thiết thực nâng cao chất lượng phục vụ người dân...

Cán bộ UBND phường Bến Thành (quận 1) hướng dẫn người dân đăng ký dấu vân tay để làm thủ tục hành chính.

Nhiều cải tiến được người dân hoan nghênh


Ði đầu là UBND phường Bến Thành (quận 1) đã sử dụng hệ thống quản lý cá nhân của người dân trong phường bằng số hóa. Trong đó, vân tay của mỗi cá nhân sẽ được nhận dạng để áp dụng khi mọi người đến đây làm thủ tục hành chính.

Ông Nguyễn Văn Lê Bá Lộc, phụ trách công nghệ thông tin của phường cho biết: "Lần đầu người dân đến đây làm các thủ tục hành chính, chúng tôi sẽ hướng dẫn lấy mẫu vân tay trên hệ thống máy tính, rồi kê khai mọi thông tin cá nhân, chụp ảnh miễn phí và scan các giấy tờ liên quan như CMND, sổ hộ khẩu, các loại bằng cấp và những giấy tờ cần thiết khác. Tất cả những loại giấy tờ này sẽ được lưu trong hệ thống máy tính của phường. Từ lần thứ hai đến phường làm thủ tục hành chính, người dân chỉ mang... tay không. Người dân cứ đến thẳng máy tính, đặt ngón tay vào nút nhận diện dấu vân tay, lập tức màn hình sẽ hiện ra toàn bộ thông tin và giấy tờ của mình. Lúc này, họ chỉ cần điền thông tin vào biểu mẫu các loại giấy tờ mà họ cần làm thủ tục. Phường chỉ việc in ra và đóng dấu chứng thực".

Bà Trần Thị Liên, ở đường Nguyễn Trung Trực, đến phường khai thêm nhân khẩu cho gia đình mình hoan hỷ: "Tôi già rồi, mỗi lần đi chứng giấy là phải mang theo nhiều giấy tờ liên quan, "lắc cắc" quá mà người già thì hay quên. Thiếu thứ này, quên thứ kia, có khi quên cả hộ khẩu ở phường. Giờ phường làm kiểu này, tôi thấy hay quá, bớt cho người dân nhiều thì giờ, lại tiện lợi cho người già như chúng tôi". Với cách áp dụng công nghệ thông tin này, mỗi hồ sơ chỉ cần 5 phút là hoàn tất quy trình xác nhận thủ tục, hồ sơ.

Tác giả của phần mềm làm thủ tục hành chính qua xác nhận dấu vân tay này chính là Bí thư Ðảng ủy phường Bến Thành Lê Trương Hải Hiếu. Cũng ở quận 1, từ tháng 6-2011, UBND quận đã thí điểm gắn máy điện tử tại trụ sở để lấy ý kiến người dân về mức độ hài lòng khi đến đây làm thủ tục hành chính. Ðây là nỗ lực của UBND quận nhằm xây dựng hình ảnh công bộc thân thiện của cán bộ công chức trong việc tiếp dân, giải quyết các loại hồ sơ. Hệ thống này gồm 11 máy, được gắn trước tất cả các quầy tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ. Mỗi máy đều hiển thị tên và hình ảnh của cán bộ tiếp dân tại mỗi quầy. Hệ thống "chấm điểm" này thể hiện ba tiêu chí về: thời gian giải quyết hồ sơ (đúng hẹn hay trễ hẹn); quy trình, thủ tục hành chính (rõ ràng hay chưa rõ ràng) và thái độ phục vụ của công chức (thân thiện hay thiếu thân thiện). Người dân khi đến trụ sở của quận để làm thủ tục hành chính, chỉ cần nhấn nút trên máy vào một trong các mức độ đó để góp ý trực tiếp với lãnh đạo quận về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức phụ trách. UBND quận 1 cũng là đơn vị hành chính đầu tiên trong cả nước lắp đặt hệ thống máy "chấm điểm", đánh giá thái độ phục vụ dân của cán bộ, công chức. Với hệ thống đánh giá điện tử, khó có ai có thể "ăn gian", chối cãi hành vi của mình. Thế nên, thái độ phục vụ người dân ở quận 1 đã được cải thiện rất rõ rệt, đến nay hệ thống này đã "chấm" gần 15.000 ý kiến hài lòng và chỉ có gần 30 ý kiến chưa hài lòng. Và với những ý kiến chưa hài lòng về thái độ, chất lượng phục vụ đó, UBND quận cũng đã có thư xin lỗi gửi đến từng nhà người dân. Từ kết quả này, năm nay quận dự kiến sẽ lắp đặt hệ thống máy "chấm điểm" này xuống các phường trong quận. Hệ thống máy "chấm điểm" này cũng sẽ được thành phố cho lắp đặt và áp dụng tại nhiều sở, ngành và toàn bộ các quận, huyện trong năm 2012. Tháng 12-2011, UBND quận 1 cũng đã khai trương hệ thống nhắn tin lấy số thứ tự làm thủ tục hành chính với tất cả các lĩnh vực. Người dân giờ chỉ ngồi nhà, bấm máy điện thoại, nhắn tin (cú pháp UBNDQ1, gửi đến tổng đài 8083 và mã lĩnh vực mình cần làm thủ tục. 1: đô thị, tài nguyên, môi trường; 2: kinh tế; 3: lao động; 4: hộ tịch; 5: sao lục hồ sơ hành chính, trả hồ sơ tài nguyên môi trường). Sau khi tin nhắn được gửi đi, người dân sẽ được báo ngay số thứ tự và thời gian hẹn cụ thể đến làm thủ tục. Mỗi tin nhắn chỉ tốn phí 500 đồng mà người dân đã có thể ngồi nhà hay làm công việc khác, đúng hẹn đến trụ sở là có ngay cán bộ, công chức "thân thiện" tiếp đón, làm thủ tục hành chính. Do tính tiện lợi và bớt đáng kể thời gian đi lại, chờ đợi của người dân, mô hình này đã được UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo nhân rộng đến các sở, ngành và các quận, huyện trên toàn thành phố.

Cải cách để xây dựng chính quyền đô thị


Năm qua, các áp dụng thí điểm như trên được đánh giá là bước chuẩn bị cho năm nay để thực hiện nhiều cải cách hành chính cụ thể với mục tiêu xây dựng chính quyền đô thị của thành phố. Ðây cũng là một trong sáu chương trình đột phá mà Thành ủy TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011-2015 đề ra. Ðây cũng là năm nằm trong lộ trình của Chính phủ là phải sửa đổi, bổ sung Nghị định 13 và 14 (về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành phố và quận, huyện), cho phù hợp với yêu cầu từng vùng, từng địa phương. Vì vậy, một trong những yêu cầu cải cách hành chính của TP là sẽ đề xuất với Chính phủ những phương án kiện toàn, sắp xếp các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND thành phố, các quận, huyện phải phù hợp đặc trưng của đô thị. Thành phố sẽ kiến nghị cho thành lập Sở Du lịch để quản lý hoạt động du lịch vì khách du lịch đến thành phố hiện chiếm ba phần tư lượng khách cả nước. Nếu để chung như hiện nay thì rất khó quản lý trong nhiều lĩnh vực đặc thù. Thành phố hiện cũng hướng tới việc lập lại Sở Giao thông công chính như cũ để quản lý lĩnh vực công chính, hạ tầng và kỹ thuật đô thị. Thành phố cũng sẽ thí điểm việc quản lý theo hệ thống dọc ngành giáo dục và y tế, nhằm nâng cao chất lượng quản lý về chuyên môn, nhân sự, hạ tầng đồng bộ. Tránh tình trạng "da beo" như hiện nay, nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến trên, tránh tình trạng quá tải bệnh nhân, một giường bệnh mà phải nằm hai, ba bệnh nhân. Thêm vào đó, TP cũng sẽ xem xét, bố trí lại nhiệm vụ của từng phòng ở cấp quận, huyện. Tránh tình trạng một phòng nhưng chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của rất nhiều sở, ngành. Như tình trạng các phòng Quản lý đô thị ở các quận, huyện hiện nay, công việc của phòng này liên quan đến rất nhiều sở: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Xây dựng, Tài chính... Năm nay cũng là năm thành phố tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức qua việc đẩy mạnh mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng theo từng nhóm đối tượng. Ðây là những hướng và bước đi cụ thể mà thành phố sẽ đẩy mạnh trong năm nay, để sớm hoàn thành việc xây dựng chính quyền đô thị, phù hợp yêu cầu phát triển của thành phố trong tương lai.

Bí thư Đảng ủy P.Bến Thành Lê Trương Hải Hiếu với Số hóa hồ sơ hành chính


Việc ứng dụng phần mềm số hóa hồ sơ của UBND P.Bến Thành, Q.1 (TP.HCM) tạo nhiều tiện ích cho người dân trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Sáng 23.12, theo quan sát của PV Thanh Niên, người dân đến phường sao y, chứng thực hộ khẩu, CMND… đều được cán bộ phường hướng dẫn làm thủ tục lấy dấu vân tay, chụp ảnh cá nhân miễn phí, hỗ trợ đăng ký vào phần mềm quản lý. Tất cả các giấy tờ như: hộ khẩu, CMND, khai sinh, bằng cấp và các loại giấy tờ khác sẽ được scan (không thu phí) vào máy, tạo thành một file dữ liệu trên mạng. Sau này, khi làm một thủ tục hành chính nào đó, người dân chỉ cần đi người không đến, đặt dấu vân tay lên máy nhận dạng, đưa ra yêu cầu cụ thể (bằng cách nhập vào máy tính kết nối mạng) thì cán bộ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ sẽ xử lý đúng theo yêu cầu…
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy P.Bến Thành - tác giả đề án
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy P.Bến Thành - tác giả đề án
Ông Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy P.Bến Thành – tác giả đề án, cho biết phần mềm được ứng dụng từ 20.12 với nhiều ưu điểm nổi bật: số hóa các hồ sơ, tài liệu theo từng lĩnh vực: thương binh – xã hội, tư pháp – hộ tịch, nhà đất, địa chính – xây dựng, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, sao y, công chứng, BHYT… giúp công tác quản lý nhà nước thuận lợi và chặt chẽ hơn. Ngoài ra, phần mềm cũng số hóa các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, cá nhân, tổ chức vi phạm không cần đến kho bạc nộp phạt, mà có thể nộp tại các bưu cục trên địa bàn TP, sau đó nhận lại giấy tờ liên quan qua đường bưu điện.
Phần mềm số hóa còn có chức năng quản lý cán bộ, công chức. Đó là chấm công qua máy in vân tay, buộc cán bộ, công chức phường phải đến cơ quan làm việc đúng giờ, không thể nhờ người khác “chấm công” hộ. Mỗi cán bộ, công chức cũng có một file dữ liệu. Người dân đều có thể vào mạng đánh giá thái độ tiếp dân, thời gian, chất lượng giải quyết hồ sơ hành chính theo các mức: tốt, chưa tốt, bình thường, kém, rất kém, đúng hẹn, trễ hẹn…
P.Bến Thành có hơn 18.000 dân, trong đó hồ sơ hành chính của hơn 16.000 người đã được số hóa. Đây là phường đầu tiên trong cả nước thực hiện bước cải tiến này. Lệ phí giải quyết hồ sơ vẫn áp dụng theo khung giá quy định của nhà nước.
Đình Phú

Anh Lê Trương Hải Hiếu trao đổi với doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu đầu tư vào TPHCM


Trong nhiều năm qua, nhất là giai đoạn 2006 – 2010, Thành ủy TPHCM đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hút công chức trẻ triển vọng, sinh viên khá – giỏi để đào tạo nguồn cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển TP. Tuy nhiên, hiệu quả của những chương trình này có lúc chưa được như mong muốn. Đồng chí Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TPHCM, đã nhìn nhận một cách thẳng thắn như vậy qua cuộc trao đổi với phóng viên Báo SGGP sau loạt bài Tin ở người trẻ.
Chưa thu hút nhiều nhân tố xuất sắc
Đồng chí Nguyễn Thị Lan cho biết, với quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ vừa hồng vừa chuyên, Thành ủy TPHCM thực hiện chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn, chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ (giai đoạn 2001 – 2006) và 500 thạc sĩ, tiến sĩ (2007 – 2010). Chúng ta chọn những sinh viên, công chức trẻ, triển vọng để xem xét, tạo điều kiện tiếp tục phát huy, luân chuyển, tăng cường đào tạo; đặc biệt là luân chuyển về cơ sở. Đây là chương trình mang tính chất đột phá của TP, thực hiện trong nhiệm kỳ VII và tăng cường đẩy mạnh trong nhiệm kỳ VIII. Đến nay, số lượng người tham gia chương trình là trên 1.200. Các bạn được đào tạo chính quy, một số được đào tạo ở nước ngoài và được rèn luyện trong thực tiễn. Đa số được đánh giá hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có chiều hướng phát triển tốt.
- PV: Cụ thể có bao nhiêu phần trăm cán bộ trẻ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thưa đồng chí?
Đồng chí Nguyễn Thị Lan : Mặc dù có đến 98% – 99% trong số 1.200 bạn được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trong đó chỉ có khoảng 50% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Điều này cho thấy một số cán bộ diện quy hoạch dài hạn chưa thật tiêu biểu, chiều hướng phát triển không rõ; bởi “hoàn thành nhiệm vụ” đôi lúc chỉ là kết quả đánh giá kiểu nể nang, cho qua. Còn được đánh giá cao, xứng đáng nổi trội như kỳ vọng của chúng ta phải là “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Cần phải nhìn nhận một thực tế là kết quả công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ tuổi của TP thời gian qua cũng còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ trẻ chưa đáp ứng nhu cầu bố trí, sử dụng. Chúng ta có thể lấy con số sau để so sánh: yêu cầu đặt ra là phải có 15% cán bộ trẻ trong cấp ủy cấp trên sơ sở, nhưng tỷ lệ chỉ đạt 9,5%. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa thu hút được nhiều nhân tố thật sự xuất sắc, nổi trội.
Anh Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1 được đào tạo theo diện quy hoạch cán bộ của Thành ủy, đang trao đổi với các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu đầu tư vào TPHCM
Anh Lê Trương Hải Hiếu, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1 được đào tạo theo diện quy hoạch cán bộ của Thành ủy, đang trao đổi với các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu đầu tư vào TPHCM
- Như vậy, nguyên nhân nào khiến một bộ phận cán bộ trẻ vẫn chưa nỗ lực hết mình?
Điều đáng suy nghĩ là một số cán bộ được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chưa hoàn toàn yên tâm công tác. Nguyên nhân là do cơ chế tiền lương. Các bạn đi học ở nước ngoài về được nhiều nơi mời gọi với mức lương 1.000 – 1.500 USD/tháng. Trong khi đó, tiền lương tại các cơ quan quản lý nhà nước còn thấp, cơ chế làm việc vẫn còn cũ kỹ khiến các bạn chưa có điều kiện phát huy hết năng lực của mình. Lấy ví dụ, làm việc trong các sở ngành, các bạn không có điều kiện phát huy vốn ngoại ngữ. Như ở Sở Kế hoạch – Đầu tư TP, chỉ có một nhóm chuyên thẩm định các dự án đầu tư, nhưng cũng chưa chắc nhóm đó trực tiếp làm việc được với đối tác nước ngoài. Phía nước ngoài nếu muốn đầu tư vào một dự án nào đó thì sẽ thuê luật sư, người đại diện để đi làm thủ tục chứ họ không trực tiếp làm, nên các bạn khó phát huy vốn ngoại ngữ. Cá biệt, một số cấp ủy, lãnh đạo, đặc biệt là khối sở ngành cũng chưa thật sự quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phát huy sở trường.
Mở rộng nguồn quy hoạch
- Nhiều cán bộ trẻ trăn trở về điều kiện làm việc sau khi được đào tạo. Chẳng hạn một số bạn được bố trí việc không phù hợp với chuyên ngành đã học nhưng xin chuyển về nơi phù hợp thì lại không được nhận vì hết chỉ tiêu…
Khi Ban Tổ chức Thành ủy TP bố trí các bạn về công tác tại đơn vị sẽ theo nguyên tắc là bố trí đúng chuyên môn và nơi có nhu cầu. Chẳng hạn như một bạn học ngành công nghệ thông tin thì sẽ bố trí về Sở Thông tin – Truyền thông, nơi đang cần cán bộ công nghệ thông tin. Nhưng thực tế, có khi bạn ấy về sở lại được bố trí về một phòng nào đó và trưởng phòng lại giao cho công việc ít liên quan đến công nghệ thông tin. Hơn nữa, trong hệ thống cơ quan nhà nước, nhiều nơi vẫn còn xảy ra tình trạng chờ cấp trên bố trí, rồi trong lúc chờ trưởng phòng phân công công việc thì nhân viên mới được yêu cầu ngồi… đọc tài liệu. Các bạn trẻ – đặc biệt là những bạn học từ nước ngoài về – sẽ thấy sốt ruột với phong cách lề mề, chậm chạp đó. Do vậy, vấn đề quán triệt cho lãnh đạo, cấp ủy các cấp, các ngành về mục đích, ý nghĩa quan trọng của công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ trẻ là hết sức cần thiết.
- Vậy chúng ta có kênh thông tin nào cho các bạn phản hồi nếu có sự bố trí, sử dụng không hiệu quả ở cơ sở không?
Chúng tôi vẫn đề nghị các bạn giữ mối quan hệ thường xuyên để kịp thời thông báo khi được đề bạt, bổ nhiệm cũng như thông tin những thuận lợi, khó khăn trong công việc. Thời gian qua, những trường hợp gặp khó khăn trong công việc đều được gặp gỡ trao đổi để tháo gỡ hoặc bố trí lại công việc. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng nhiều bạn chưa thông tin kịp thời, để khó khăn dồn lại…
- Nhìn ra những hạn chế trên, Thành ủy TP có giải pháp gì để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch đào tạo cán bộ trẻ?
Để tăng cường chất lượng, hiệu quả xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục quán triệt sâu sắc trong cấp ủy, lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu các cấp các ngành về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ. Muốn có lớp trẻ kế cận, cấp ủy và lãnh đạo phải thật sự quan tâm, quyết tâm, kiên trì đeo bám, nhắc nhở, chăm chút cho các bạn.
Một giải pháp quan trọng khác là chúng ta sẽ mở rộng đối tượng đưa vào diện quy hoạch. Trong bối cảnh nguồn nhân lực chất lượng cao đang bị cạnh tranh gay gắt thì không nên có sự phân biệt cứng nhắc giữa khu vực công quyền và khu vực tư nhân, trong nước và nước ngoài. Nghị quyết 42-NQ/TW của Bộ chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đề ra phương châm công tác quy hoạch là “động” và “mở”. Thời gian qua, chúng ta chỉ chọn nguồn từ công chức và sinh viên mới ra trường. Giờ chúng ta nên phát hiện những cán bộ, lao động ngoài quốc doanh nổi trội về năng lực và trình độ, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức. Muốn thu hút được người giỏi, chúng ta phải có chính sách rõ ràng, cụ thể.
Mạnh dạn thi tuyển chức danh, bổ nhiệm vượt cấp
- Cụ thể, những chính sách thu hút của TPHCM là gì, thưa đồng chí?
Vừa qua, Ban Tổ chức Thành ủy TP cũng nghiên cứu về vấn đề này. Chúng tôi sẽ đề nghị TP có chủ trương thi tuyển các chức danh để mở rộng hơn dân chủ, công khai, có yếu tố cạnh tranh trong quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, tạo điều kiện cho nhiều cán bộ trẻ tuổi diện quy hoạch được dự tuyển và sớm được rèn luyện thử thách trên cương vị lãnh đạo, quản lý… Hiện nay chúng ta bổ nhiệm theo quy hoạch, trong khi đó việc quy hoạch lại theo kiểu “một chức danh, nhiều người”, nặng tính thứ tự trước sau. Việc thi tuyển chức danh, trước đây một số quận – huyện, sở – ngành cũng đã thực hiện nhưng chưa thành chủ trương chung của TP. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất việc mạnh dạn bổ nhiệm vượt cấp, rút ngắn thời gian bổ nhiệm đối với những cán bộ xuất sắc, nổi trội. Bên cạnh đó, TP sẽ đề xuất trung ương tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng thêm 10% cấp ủy viên là cán bộ trẻ đối với cấp ủy cấp trên cơ sở và cấp TP trong nhiệm kỳ.
- “Có thực mới vực được đạo”, TP có chính sách gì để tạo môi trường làm việc cũng như chế độ đãi ngộ xứng đáng để duy trì nhiệt huyết của người trẻ?
Chính sách tiền lương là quy định chung, TP khó thay đổi. Do vậy để các bạn cải thiện thu nhập, chúng tôi nghĩ đến biện pháp tạo điều kiện cho những bạn đi học ở nước ngoài về có một phần thời gian để tham gia thỉnh giảng ở các trường đại học, các trung tâm đào tạo vì thực tế những nơi này cũng có nhu cầu. Các sở, ngành có thể giao cho các bạn tham gia vào các dự án để có thêm thu nhập từ chi phí thực hiện dự án. Nói chung, vấn đề này phải được giải quyết một cách linh động theo từng địa phương, đơn vị.
- Cán bộ làm việc tại sở ngành thì có thể đi giảng dạy. Nhưng với cán bộ trẻ công tác tại phường, xã, thị trấn vùng sâu vùng xa, e rằng việc này hơi khó?
Đúng là hiện nay cán bộ công tác ở phường, xã là cực nhất. Công việc ở cơ sở rất nhiều, nhiệm vụ nặng nề, không còn quỹ thời gian để đi làm thêm. Do vậy, TP đánh giá rất cao đội ngũ cán bộ trẻ, chủ chốt ở phường, xã. Giai đoạn công tác ở phường, xã cũng là giai đoạn giúp họ trưởng thành nhất, với nhiều trải nghiệm sâu sắc, ý nghĩa. Vừa rồi, Thành ủy, UBND TP đã có chế độ trợ cấp thêm cho cán bộ tốt nghiệp đại học, sau đại học công tác tại phường, xã, thị trấn. Về lâu dài, TP sẽ tiếp tục kiến nghị với Trung ương để thay đổi cơ chế. Ban Tổ chức Thành ủy TP và Sở Nội vụ cũng thống nhất sẽ có cuộc họp bàn kỹ về giải pháp, chính sách để hỗ trợ các em, giữ chân các em làm việc lâu dài.
- Xin cảm ơn đồng chí!
Số liệu thống kê của Ban Tổ chức Thành ủy TPHCM cho thấy: Cán bộ trẻ diện quy hoạch dài hạn đến nay được hơn 1.200 người. Qua nỗ lực phấn đấu, rèn luyện đã có 847 cán bộ được kết nạp Đảng (chiếm 70,34%); 431 cán bộ được bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó phòng ban cấp quận huyện, sở ngành, chủ chốt phường, xã và tương đương (tỷ lệ 35,79%); 373 cán bộ tham gia cấp ủy các cấp (chiếm 30,98%), 74 là cán bộ đương nhiệm và dự bị chức danh Thành ủy TP quản lý. Gần 600 cán bộ trẻ đã và đang được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bằng phương thức đào tạo trong nước kết hợp nghiên cứu thực tập ở nước ngoài và đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài – theo chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ (2001 – 2006) và 500 thạc sĩ, tiến sĩ (2007 – 2010).
Qua tổng kết Đại hội Đảng cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2010 – 2015, cán bộ trẻ dưới 35 tuổi tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở đạt 9,50% (khối quận huyện 12,43%, khối sở ngành và trung ương 5,77%). So với nhiệm kỳ trước, tỷ lệ này đã tăng 3,21% nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu 15% đặt ra.
Theo SGGPO

Anh Lê Trương Hải Hiếu một cán bộ trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài


Từ năm 2001, TPHCM triển khai chương trình đào tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ (2001 – 2006) và 500 tiến sĩ, thạc sĩ (2007 – 2010) (gọi tắt là chương trình). Đến nay, chương trình có 216 học viên công tác tại các sở ban ngành, đơn vị sự nghiệp của TP. Trong số đó, có khoảng 60% số học viên đã trở thành cấp quản lý phó trưởng phòng sở ngành, quận huyện, đặc biệt có 22 cán bộ được giới thiệu tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở.
Quả ngọt đầu mùa
Từ một công chức bình thường, Nguyễn Anh Đức được chương trình cử đi học. Về nước, khởi nghiệp từ vị trí khiêm tốn ở bộ phận nghiên cứu phát triển, chỉ sau 1 năm, anh đã được đề bạt giữ chức vụ Giám đốc kế hoạch – đầu tư của Liên hiệp HTX Thương mại Saigon Co.op và vào Hội đồng quản trị của liên hiệp – “mảnh đất” thường chỉ ưu ái những người có kinh nghiệm, dám cạnh tranh năng lực. Chỉ với 3 năm được ví bước đi bằng “đôi hia 7 dặm”, Nguyễn Anh Đức là một trong những nhân tố điển hình thành công từ chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của TP.
Anh Lê Trương Hải Hiếu (giữa), một cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài từ chương trình của Thành ủy hiện là Bí thư phường Bến Thành, quận 1. Ảnh: Việt Dũng
Anh Lê Trương Hải Hiếu (giữa), một cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài từ chương trình của Thành ủy hiện là Bí thư phường Bến Thành, quận 1. Ảnh: Việt Dũng
Nhưng đó không phải là trường hợp duy nhất, còn khá nhiều trường hợp đi lên nhờ được đào tạo bài bản, như tiến sĩ Trần Quang Nam trở thành Trưởng khoa Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Sài Gòn; Th.S Phan Thị Bình Thuận chọn con đường viết lách và nhanh chóng trở thành Phó Tổng biên tập của tờ báo lớn. Tính đến tháng 8-2010, chương trình đã bố trí 216 học viên công tác tại các sở ban ngành, đơn vị sự nghiệp của TP. Theo đánh giá của các đơn vị tiếp nhận sử dụng cán bộ, hầu hết các học viên được bố trí công tác đều chứng tỏ được năng lực chuyên môn khá tốt, thích nghi và xử lý công việc nhanh nên đến nay khoảng 60% số học viên đã trở thành cấp quản lý phó trưởng phòng sở ngành, quận huyện và tương đương, đặc biệt có 22 cán bộ được giới thiệu tham gia cấp ủy cấp trên cơ sở.
Theo Ban điều hành chương trình, trong giai đoạn 2001 – 2006, TPHCM đã chi hơn 115 tỷ đồng đào tạo được 256 học viên các nhóm ngành kinh tế, quản lý nhà nước, khoa học công nghệ, quản lý đô thị, văn hóa – xã hội và luật tại 74 trường ở nhiều nước cũng đã thu về những thành quả nhất định. Nhưng hạn chế của Chương trình 300 chính là đầu vào từ nhiều nguồn: sinh viên, cán bộ công chức, thậm chí lao động ngoài quốc doanh… nên đã gặp khó khăn trong bố trí công tác sau đào tạo.
Th.S Nguyễn Anh Đức trăn trở: Nếu biết công tác sau đào tạo được bố trí công tác ở Saigon Co.op thì trong quá trình học, mình đã có thể tập trung nghiên cứu sâu về thị trường, cách thức bán lẻ… Đằng này, người học bị động nên giai đoạn đầu về nhận việc rất nhiều bạn bỡ ngỡ, khó thích nghi với chuyên môn, môi trường công tác, đó cũng là một cản trở.
Đồng chí Nguyễn Thị Lan, Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP, khẳng định: Chương trình 500 đã khắc phục nhiều nhược điểm của Chương trình 300, đặc biệt là quy trình tuyển chọn với các tiêu chí như nhân tố trẻ, có tâm huyết, CBCC-VC dạng quy hoạch dài hạn của cơ sở hoặc sinh viên khá giỏi; bám sát chỉ tiêu đào tạo của cơ sở để dễ bố trí sau này. Chương trình 300 khá tốn kém với toàn bộ học viên đều học bán phần hoặc toàn phần tại nước ngoài thì ngược lại Chương trình 500 tập trung đào tạo vào những lĩnh vực mà TPHCM đang “khát” nhân lực như: quản lý đô thị (dự án, cấp thoát nước, bất động sản…), kinh tế (quản lý thị trường tài chính – chứng khoán, thương mại quốc tế, kế toán – kiểm toán) theo hai dạng học trong nước đi thực tế nước ngoài và học tại nước ngoài để giảm chi phí.
Sinh viên nghiên cứu vật liệu Nano tại ĐHQG TPHCM. Đây là nguồn đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cao của TP. Ảnh: Đức Thành
Sinh viên nghiên cứu vật liệu Nano tại ĐHQG TPHCM. Đây là nguồn đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cao của TP. Ảnh: Đức Thành
Đến tháng 8 này, Chương trình 500 đã đào tạo được 328 học viên trong tổng số 479 học viên được xét duyệt. Từ những quả ngọt đầu mùa, chương trình đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao bước đầu đã đưa những nhân tố mới có trình độ chuyên môn phục vụ tiến trình hội nhập, phát triển của TPHCM. Chương trình mở ra hướng đi mới trong việc trọng dụng và bố trí nhân tài – cũng chính là tạo ra động lực mới cho sự phát triển.
Liên kết sau đào tạo
Những người trong ban điều hành chương trình từng tâm sự: Cái khó còn lại của chương trình chính là việc ý thức cũng như cần xác định trách nhiệm của cơ sở trong việc quan tâm cử người trẻ đi học và đặc biệt là tạo điều kiện để các bạn trẻ phát huy sau khi về làm việc. Đó cũng là trăn trở chung của nhiều học viên sau khi kết thúc các khóa học.
Một học viên theo học tiến sĩ ngành thương mại quốc tế tại Thái Lan cho biết: “Chuẩn bị kết thúc khóa học, tôi được ban tổ chức giới thiệu về phòng kinh tế quận nhưng rõ ràng công tác mới không phù hợp với chuyên ngành đã học. Tôi có nguyện vọng xin về Sở Kế hoạch – Đầu tư để áp dụng kiến thức chuyên môn nhưng không được đáp ứng vì hết chỉ tiêu”.
Trường hợp của học viên này không phải là hiếm. Nhiều người cũng đành “rẽ ngang” bởi sự bất cập trong khâu giới thiệu, bố trí công tác, đó là chưa kể thu nhập không cao. Trong số hơn 200 học viên được bố trí công tác thì đã có 28 học viên xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác và tuy đó chỉ là số ít nhưng cũng gây lãng phí. Đó là chưa kể trong số kinh phí đào tạo cần thu hồi hơn 12 tỷ đồng cũng chỉ thu hơn 6 tỷ đồng. Thực tế học viên cũng có những khó khăn: Công tác bổ nhiệm sau đào tạo vẫn chưa ưu việt nên người học vẫn còn tâm lý chưa an tâm.
Dù là những người trẻ, giàu tâm huyết phấn đấu, cống hiến cho Đảng, Nhà nước nhưng thực tế học viên cũng cần được tạo động lực, điều kiện cống hiến và phát triển hậu đào tạo. Đó chính là hạn chế của chương trình đang được xóa dần với phương pháp nơi nào cử đi sẽ tiếp nhận cán bộ quay về công tác, có biện pháp gắn kết với địa phương, cơ sở để hỗ trợ công tác. Nếu như việc này được thực hiện hiệu quả hơn thì chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ sẽ tạo một cú hích trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TPHCM.
Tiêu Hà